Chắc hẳn những ai biết về Phượng Hoàng hoặc đã đọc cuốn sách Ban nhạc Phượng Hoàng – The Beatles Saigon sẽ không thể nào quên những được những câu chuyện hoài niệm về ban nhạc đã từng một thời nổi tiếng lẫy lừng ở Sài Gòn những năm 70s.
Phượng Hoàng – đại diện cho ‘tinh thần trẻ’ ở Sài Gòn
“Âm nhạc điển hình của ban nhạc Phượng Hoàng là đại diện tiêu biểu cho tinh thần của nhóm người trẻ ở Sài Gòn; là một “thế giới xưa” rất châu Âu và ẩn chứa nhiều triết lý hiện sinh.” Nhạc sĩ QUỐC BẢO
Phượng Hoàng được thành lập vào năm 1971 với các thành viên chính là: Lê Hựu Hà; Nguyễn Trung Cang, Nguyễn Trung Vinh, Như Khiêm và Elvis Phương. Phượng Hoàng mới hoạt động đều đặn được 4 năm đã có hơn 40 ca khúc; đặt nền móng cho nhạc trẻ Việt Nam và đánh dấu một ban nhạc rock Việt thực thụ.
Nâng cao tinh thần nhạc trẻ Sài Gòn
Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà của Phượng Hoàng được ví như John Lennon-Paul McCartney của rock Việt những năm 1970. Nếu Nguyễn Trung Cang sáng tác u huyền như Lennon thì Lê Hựu Hà “yêu đời, yêu người và yêu em” như McCartney.
Về nhạc của Nguyễn Trung Cang, Phạm Duy gọi đó là “nhạc tình ảo tình”. Nguyễn Trung Cang viết lời “Đời như chó hoang lang thang về đêm” (Mặt trời đen – được cho là ca khúc đặt nền móng cho nhạc rock Việt Nam).
Trong khi đó, âm nhạc của Lê Hựu Hà tràn đầy khát vọng “tìm đến thiên nhiên, sống như loài hoa hiền”; khi anh lại muốn “hóa loài thú đi hoang, loài chim ngàn và cười vào những khoe khoang” (Trích dẫn lời trong ‘Tôi muốn’, bài hát nổi tiếng của ông).
Liệu so sánh Phượng Hoàng với The Beatles có gây nên tranh cãi?
Việc đặt Phượng Hoàng cạnh The Beatles là điều dễ gây tranh cãi; vì vậy, người làm sách nào ở đây khỏi phải so sánh về quy mô, tầm cỡ và tầm ảnh hưởng. Tóm lại, Phượng Hoàng và The Beatles có ý nghĩa tương đồng với đời sống âm nhạc ở nơi sinh ra. Sự khác biệt giữa “Lennon và McCartney” trên Phượng Hoàng là chúng không được kết hợp nhuần nhuyễn như Lennon và McCartney thật.
Sách tập hợp 19 bài viết của các tác giả Jason Gibbs; Du Tử Lê, Tuấn Khanh, Quốc Bảo, Lê Văn Nghĩa, Hương Giang; Trường Kỳ, Minh Đức… về Phượng Hoàng. Họ đều là người yêu mến, ngưỡng vọng ban nhạc.
Tập hợp các bài đăng rải rác về Phượng Hoàng để in thành sách
Việc tập hợp các bài viết đã đăng rải rác để in thành sách không phải là cách tốt nhất để làm nên một cuốn sách hay. Nhưng Ban nhạc Phượng Hoàng – The Beatles Sài Gòn (Domino và NXB Hội Nhà Văn) là trường hợp đặc biệt; khi các bài viết được tập hợp đều rực lửa, rực rỡ niềm yêu và niềm đau tưởng nhớ Phượng Hoàng.
Tất cả bài viết trong sách đều được trau chuốt về ngôn từ như để xứng đáng với Phượng Hoàng – ban nhạc đã làm nên những giai điệu và ca từ tuyệt đẹp. Ngay từ buổi đầu của nhạc trẻ Sài Gòn; Phượng Hoàng đã đi tiên phong trong triết lý nhạc trẻ là tiếng nói của thế hệ trẻ; phải mang linh hồn và căn tính Việt Nam; chứ không phải sự sao chép vô hồn nhạc trẻ phương Tây.
Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang – hai mảnh linh hồn của ban nhạc
Hai phần lớn của cuốn sách được dành riêng để tôn vinh Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang – hai mảnh linh hồn của ban nhạc. Đây đều là hai nhạc sĩ tài năng đều chết trẻ.
Nguyễn Trung Cang qua đời vào năm 1985, khi ông mới 38 tuổi. Thông tin được nhiều người biết đến là ông trút hơi thở cuối cùng tại cư xá cạnh chùa Xá Lợi do thiếu dinh dưỡng khi cơ thể quá yếu trong cơn hen suyễn.
Khi sức khỏe suy tàn, sức sống mờ dần trong cơ thể; điều phi thường là Nguyễn Trung Cang vẫn có thể viết ra những ca khúc đầy yêu thương; ám ảnh, chân thành như: Thương nhau ngày mưa; Bâng khuâng chiều nội trú, Còn yêu em mãi.
Còn nhạc sĩ Lê Hựu Hà từ giã cõi đời vào năm 2003 tại TP.HCM. Ông hưởng dương 57 tuổi. Nguyên nhân cái chết được cho là tai biến mạch máu não. Nhưng điều đau đớn hơn là Lê Hựu Hà đã qua đời vài ngày trước khi được phát hiện, xác đã phân hủy.
Những ngày cuối đời của ông thực sự cô độc. Ông một mình đọc sách, nghe nhạc, mở tivi. Và chính vì tivi vẫn mở suốt nhiều ngày; nên hàng xóm không hề biết ông đã lặng lẽ ra đi. Cái chết của ông, như Du Tử Lê nói; là “đỉnh ngọn u ám, bi kịch của tài hoa”.
Như chính cái tên Phượng Hoàng; Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà đã sống; đã rực cháy và có lẽ là tái sinh ở một phương trời nào đó từ tro tàn.
Trích dẫn từ Tuổi trẻ
Phạm Ngân